0

Khoảng cách giới trong trầm cảm | Safe and Sound

Phụ nữ nhìn chung dễ gặp các vấn đề về tâm lý, cảm xúc và sức khỏe tâm thần hơn nam giới. Tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cũng cao hơn nam giới. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Điều gì gây ra khoảng cách giới trong trầm cảm

Trước độ tuổi thiếu niên, tỷ lệ mắc trầm cảm ở cả 2 giới tương đương nhau. Tuy nhiên, từ giai đoạn dậy thì, nguy cơ này tăng gấp đôi ở nữ giới. Song song với trầm cảm, tỷ lệ gặp các rối loạn tâm lý và vấn đề sức khỏe tâm thần nhìn chung cũng cao hơn ở nữ giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khoảng cách này là do sự thay đổi nồng độ hoocmon nội tiết tố và các hoocmon điều chỉnh cảm xúc, tâm lý trong cơ thể phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh con.

1.1. Các thay đổi ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn này, có sự thay đổi đáng kể các hoocmon, nhất là hoocmon nội tiết trong cơ thể bé gái. Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải nguyên nhân gây ra trầm cảm. Trầm cảm thường gây ra bởi những trải nghiêm này, mà sự thay đổi hoocmon thường đóng vai trò gián tiếp:

  • Những vấn đề về tình dục và ham muốn.
  • Xung đột với cha mẹ và những người xung quanh.
  • Áp lực học hành, áp lực đồng trang lứa hoặc áp lực về ngoại hình thay đổi nhanh, dẫn đến kỳ thị hoặc tự kỳ thị.

Ảnh 1: Các vấn đề tuổi dậy thì là một nguyên nhân trầm cảm ở nữ

1.2. Tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng này gây ra bởi dao động hoocmon trong giai đoạn kinh nguyệt. Bệnh là nguyên nhân phổ biến của trầm cảm, các rối loạn tâm lý và thay đổi cảm xúc trước và trong chu kỳ, ảnh hưởng tâm lý và các hoạt động hàng ngày.

1.3. Thai kỳ và trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân nội sinh của trầm cảm thai kỳ là sự thay đổi hoocmon nội tiết, từ đó ảnh hưởng tới ổn định tâm lý và cảm xúc của phụ nữ. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trầm cảm:

  • Thiếu hỗ trợ từ gia đình và xã hội.
  • Các vấn đề về mối quan hệ, nhất là xung đột vợ chồng.
  • Mang thai ngoài ý muốn hoặc sẩy thai.
  • Yêu cầu thay đổi lối sống hoặc từ bỏ sở thích.
  • Ngừng sử dụng thuốc trầm cảm nếu đã có tình trạng từ trước.

Tương tự, nhiều phụ nữ đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau sinh. Trẻ thường xuyên quấy khóc, áp lực chăm con, thiếu quan tâm từ chồng và gia đình khiến nhiều bà mẹ tích tụ cảm xúc tiêu cực, tiền đề của nhiều rối loạn tâm lý và vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, trầm cảm sau sinh còn liên quan đến:

  • Những biến động nội tiết tố sau sinh.
  • Các biến chứng trong quá trình sinh nở.
  • Có khuynh hướng mắc các rối loạn tâm lý và cảm xúc bẩm sinh.

2. Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ

Các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ bao gồm (nhưng không giới hạn):

  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng buồn bã, tâm trạng trống rỗng.
  • Thường xuyên đối mặt cảm xúc tội lỗi và tự ti,
  • Mất hứng thú trong các hoạt động, sở thích thường ngày.
  • Rối loạn ăn uống và giấc ngủ.
  • Khó tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định.
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Thường xuyên có ý định tự tử.

Ảnh 2: Phụ nữ trầm cảm thường xuyên có ý định tự tử

3. Khác biệt giữa trầm cảm ở phụ nữ và trầm cảm ở nam giới

Dưới đây là một số khác biệt trong trầm cảm ở phụ nữ và nam giới:

  • Trầm cảm phụ nữ thường xuất hiện sớm, kéo dài và khả năng tái phát cao hơn. Bệnh xuất phát từ những thay đổi cảm xúc theo mùa.
  • Phụ nữ trầm cảm thường có nhiều suy nghĩ và nỗ lực tự tử hơn.
  • Trầm cảm ở phụ nữ xuất phát từ nhiều rối loạn tâm lý.
: Khoảng cách giới trong trầm cảm | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound